Mâm quả cưới hỏi xưa và nay có gì? Có lẽ đây là điều mà nhiều người sẽ thắc mắc và vẫn chưa tìm được câu trả lời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số những thông tin cơ bản để bạn có thể có thêm những hiểu biết trong phong tục cưới hỏi.

Lễ vật trong mâm quả cưới hỏi xưa

Theo quan niệm truyền thống từ xưa đến nay thì lễ vật ăn hỏi bao gồm các vật phẩm hay đồ lễ như sau như sau:

1. Trầu cau

2. Rượu và thuốc lá

3. Bánh

4. Chè – Mứt sen

5. Trái cây

Ngoài các lễ vật ăn hỏi kể trên thì sính lễ ăn hỏi còn bao gồm có một số lễ vật ăn hỏi khác như lợn quay, bánh kem theo phong tục người miền trung và áo dài theo phong tục của miền nam. Mỗi lễ vật ăn hỏi này đều mang ý nghĩa khác nhau nhằm chúc cho các cặp đôi hạnh phúc, giàu sang.

top 20 mam qua cuoi 2019 day du le vat sung tuc 12

Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và heo quay.

Đối với mâm quả bánh, những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm – bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm; hoặc bánh chưng và bánh dày – bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh phu thê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng.

top 20 mam qua cuoi 2019 day du le vat sung tuc 2

Bánh phu thê và bánh cốm tượng trưng cho Âm và Dương

Lễ vật trong mâm quả cưới hỏi ngày nay

Ngày nay, lễ vật trong mâm quả cưới hỏi về cơ bản cũng không có gì thay đổi so với đám hỏi, cưới truyền thống dù có sự khác nhau nhất định giữa các miền, bao gồm: Trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh ăn hỏi, chè, trái cây,… và có thể có thêm tiền dẫn cưới.

top 20 mam qua cuoi 2019 day du le vat sung tuc 20

Mâm quả ngày cưới có đầy đủ các lễ vật

Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền. Tất nhiên, chất lượng và số lượng lễ vật có thể tăng thêm thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa). Số mâm quả có thể là số lẻ (đối với miền Bắc) hoặc là số chẵn (đối với miền Trung và Nam).

Thông thường số lượng mâm quả cưới sẽ do nhà gái quyết định, việc của nhà trai là tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của nhà gái để chuẩn bị cho thật tốt, hạn chế tối đa những sai sót không đáng có.

Mong rằng, những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích khi chuẩn bị tổ chức đám cưới. Chúc bạn có một mùa cưới đáng nhớ, hạnh phúc và trọn vẹn như mong muốn.

Tự trang trí ngôi nhà ngày ăn hỏi, đám cưới

 

Đóng menu