Ở từng vùng miền sẽ có những phong tục cưới hỏi mang nét đặc trưng riêng. Về nếu bạn đang lo lắng về sự khác biệt này khi kết hôn với một người miền Nam, thì bạn hãy tìm hiểu ngay top điều kiêng kỵ trong cưới hỏi miền Nam bên dưới đây.

Kiêng kỵ về tuổi

Điều kiêng kỵ này không chỉ có ở miền Nam, mà ở các vùng miền khác của Việt Nam cũng có. Thường các cặp đôi khi yêu nhau và dẫn về ra mắt gia đình, bố mẹ 2 bên sẽ thường hỏi tuổi của đối phương xem có hợp với tuổi và mệnh của con mình hay không. Nếu hợp thì không có vấn đề gì, nhưng nếu xung khắc, thì bố mẹ thường sẽ ngăn cản đôi bạn trẻ.

kieng-ky-trong-cuoi-hoi-mien-nam-1

Một số bạn trẻ đã dùng lý lẽ và thực tế để chứng minh sự xung khắc đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của 2 đứa. Song cũng có rất nhiều cặp đôi đã chia ly vì không vượt qua được rào cản đó. Do đó, để tránh những cuộc chia ly không mong muốn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bố mẹ về những tuổi không phù hợp để kết hôn.

Điều kiêng kỵ trong cưới hỏi miền Nam khi đón dâu

Những điều cấm kỵ này được áp dụng với cả cô dâu và chú rể. Do đó, các cặp đôi nên tìm hiểu để tránh những điều hoặc lời nói không hay.

  • Không sử dụng dao kéo để xé mâm trầm cau mà nên dùng tay.
  • Đường đi và về khi đón dâu phải khác nhau.
  • Khi rời khỏi cổng nhà gái, cô dâu không được nhìn quay lại.
  • Các nghi thức quan trọng phải được thực hiện ở bàn thờ tổ tiên.
  • Bàn thờ tổ tiên phải có đầy đủ “hương đăng hoa quả”.
  • Khi đón dâu, người làm mai phải đi đầu.
  • Lễ vật mang theo khi ăn hỏi phải có đủ: bánh kẹp, trầu cau, trái cây, cặp đèn long phượng.
  • Nhẫn cưới không được đeo trước ngày cưới.
  • Trong đám cưới hãy cẩn thận để tránh làm đổ vỡ bất kỳ thứ gì.
  • Mẹ cô dâu không được đưa cô dâu về nhà chồng.
  • Mẹ chồng không được đứng ở trước cửa nhà đển đón dâu.
  • Cô dâu mang bầu không được đi vào nhà bằng cửa chính, mà phải đi cửa sau.
  • Phụ nữ mang thai và góa chống không được vào phòng tân hôn.
  • Không sử dụng giường, chăn ga, gối và đồ dùng cũ cho phòng tân hôn.
  • Gia đình đang có tang không nên đến dự đám cưới để tránh điều xui xẻo.
  • Cô dâu không được cầm dao cắt bánh cưới hay cầm chai rượu mở để rót.
kieng-ky-trong-cuoi-hoi-mien-nam-2

Có thể bạn quan tâm: Xu hướng đám cưới đơn giản năm 2023 dành cho mọi cặp đôi

Kiêng kỵ trong khi đãi tiệc

Trong văn hóa của người miền Nam, các món mắm được xem là đặc sản. Nhưng khi đãi tiệc cưới, các món mắm không được sử dụng. Bởi món mắm thường có mùi hôi, khó chịu sẽ làm ảnh hưởng đến không gian và mọi người khi tham dự tiệc cưới.

Ngoài ra, các món canh chua, rau đắng,…cũng không có trong thực đơn đãi tiệc. Những món ăn nà có vị chua, chát, đắng không phù hợp với ý nghĩa của ngày cưới.

Đó là những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi miền Nam khác biệt. Còn những điều kiêng kỵ chung trong cưới hỏi thì vẫn sẽ được giữ.

Cùng với sự phát triển nền kinh tế và hội nhập, các điều kiêng kỵ vẫn được giữ nhưng đã có phần không còn khắt khe như trước đây. Song những điều cần thiết thì vẫn được các gia đình và cặp đôi kiêng cữ.

Dịch vụ cưới hỏi trọn gói

Thay vì mất thời gian chuẩn bị mọi thứ, mà bản thân lại không thực sự hiểu rõ về văn hóa cưới hỏi. Bạn nên sử dụng dịch vụ cưới hỏi trọn gói. Hiện tại, các đơn vị cung cấp dịch vụ có rất nhiều gói dịch vụ với mức giá đa dạng cho bạn chọn lựa. Bạn có thể dựa trên nhu cầu để lựa chọn một gói dịch vụ phù hợp.

kieng-ky-trong-cuoi-hoi-mien-nam-3

Trang trí Tiệc cưới Đẹp là một đơn vị cung cấp dịch vụ cưới hỏi chuyên nghiệp và uy tín. Đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong tổ chức cưới hỏi. Dó đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của đơn vị. Và tất nhiên những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi miền Nam, đơn vị nắm rất rõ để hỗ trợ tư vấn cho bạn.

Đóng menu