1. Địa điểm tổ chức chính thức
Tổ chức đám cưới tại nhà với những gia đình trên thành phố thì điều này ít xảy ra hơn vì nhà cửa chật chội, không gian hạn hẹp là điều hạn chế lớn nhất. Vì thế địa điểm để tổ chức đám cưới tại nhà thường là nhà văn hóa phường hay sẽ dựng phông bạt ra hẳn ngoài đường. Thông thường thì người dân và người đi đường sẽ không phàn nàn về vấn đề này vì suy nghĩ đó là ngày vui, đi chật một chút cũng không sao. Dù mọi người thông cảm nhưng các gia đình cũng không vì thế mà lạm dụng điều này, tổ chức ở nhà văn hóa là lựa chọn khá ổn và an toàn.
Các gia đình ở Hà Nội thường có không gian nhỏ hẹp vì thế nhà hàng tiệc cưới giá vừa phải sẽ là giải pháp tối ưu cho cả cô dâu chú rể lẫn khách mời. Tổ chức đám cưới đối với lễ ăn hỏi hay nghi lễ đón rước dâu thì có thể làm ở tại gia và các gia đình nên đặt tiệc ở nhà hàng để có không gian rộng rãi, thoải mái hơn.
Tổ chức đám cưới ở quê thì vấn đề này lại là không thành vấn đề. Không gian ở quê dù gia đình chật hẹp thì vẫn có khoảng sân trước nhà và đặc biệt có sự giúp đỡ của những hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”, là khu vực gửi xe của khách cũng như nấu cỗ, bày tiệc. Căn nhà của cô dâu,chú rể là nơi tiếp khách và tổ chức các nghi lễ vào ngày cưới. Vì tổ chức tiệc ngoài trời và một lễ cưới thường được tổ chức từ 2 đến 3 ngày vì thế phông bạt là điều không thể xem nhẹ.
2. Trang trí trong ngày cưới
Đám cưới được tổ chức tại nhà không cầu kỳ với đèn, hoa tươi hay ánh nến lunh linh như các nhà hàng tiệc cưới. Thời gian tổ chức lễ cưới đón rước dâu thường tổ chức đám cưới vào ban ngày chính vì thế không gian trang trí chủ đạo là ở phông nền in ảnh cô dâu, chú rể cổng vào thường được làm bằng hoa giả hay bóng bay vì nếu làm bằng hoa tươi thì rất nhanh khô héo vì cổng được dựng ngoài trời.
Để trang trí cho hôn lễ, cô dâu chú rể đừng quên in phông có tên và ảnh cưới cả hai để treo lên trong rạp. Đây được coi như cách ghi dấu ấn hiệu quả và khách mời sẽ chú ý hơn tới hình ảnh cưới của bạn. Khi chụp ảnh cưới, bạn nên đặt làm phông ngay tại studio chụp ảnh cưới để có được những bức hình cưới in trên phông đẹp nhất.
Hoa tươi để bàn cũng được chú trọng khá nhiều và thường thì cô dâu chú rể sẽ nhờ những người bạn người thân trong gia đình chuẩn bị cho họ công việc này. Tổ chức đám cưới dưới quê khi dựng rạp không gian thường tối vì vậy đèn chiếu sáng ở mọi góc cần được để ý kỹ càng.
3. Âm thanh ánh sáng
Hầu hết đám cưới khi được tổ chức tại gia đình thì phần văn nghệ, ca hát là điều không thế thiếu được. Vì thế trong khi dựng rạp cần để một khoảng trống là sân khấu, có thiết kế đèn và dàn âm thanh chất lượng để khách mời có thể giải trí trong khoảng thời gian đến chơi và chờ hôn lễ chính thức được diễn ra.
4. Tổ chức tiệc cưới
Đãi tiệc mời khách là một phần không thể thiếu và vấn đề này thường là vấn đề khó khắn nhất. Dự trù số lượng khách mời sẽ đến để phần cỗ vừa đủ tránh lãng phí. Tiệc ở quê thường được những người thân trong gia đình giúp đỡ và phần này thường được bố mẹ toàn quyền quyết định. Nhưng cô dâu chú rể cũng cần xem qua thực đơn để có sự góp ý khi cần thiết.
Phần lớn những gia đình ở thành phố lựa chọn thuê người về nấu cỗ tại nhà và số lượng khách mời cũng hạn chế hơn. Để có không gian thật sự thoải mái các gia đình vẫn có thể chọn những trung tâm tiệc cưới với giá cả phải chăng vì thông thường thuê nấu cỗ đã khá là đắt, đôi khi không kiểm định được vệ sinh an toàn thực phẩm. Cô dâu chú rể có thể tham khảo bài viết: 8 lưu ý cần phải biết khi chọn nhà hàng tiệc cưới của chúng tôi để có được sự chuẩn bị tốt nhất nhé!
5. Xe hoa và xe đưa đón gia đình
Theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam nhà trai là bên chuẩn bị xe hoa và xe chở gia đình hai họ khi đưa đón dâu. Thông thường nhà trai và nhà gái mỗi bên sẽ có một xe đưa đón riêng xe thường là xe du lịch khoảng 25 chỗ. Chuẩn bị xe đưa đón là cách nhà trai thể hiện được sự chu đáo với nhà gái.
Trên đây là 6 lưu ý quan trọng khi hai bạn lên kế hoạch tổ chức tiệc tại gia, dù có nhiều việc cần chuẩn bị nhưng ngày vui của đôi uyên ương luôn có người thân và bạn bè bên cạnh giúp đỡ.