Ý nghĩa mâm quả cưới là gì – có khác nhau giữa các vùng miền?
Đối với mỗi cặp trai gái có ý định tiến tới hôn nhân, việc tìm hiểu các nghi thức, lễ nghĩa liên quan đến đám hỏi, đám cưới hỏi là rất cần thiết. Với riêng đám hỏi, tìm hiểu về ý nghĩa mâm quả cưới cũng là điều không thể bỏ qua. Vậy cụ thể ý nghĩa của mâm quả cưới là như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích để tham khảo.
1.Ý nghĩa mâm quả cưới là gì?
Mâm quả cưới là sính lễ hay lễ vật do nhà trai chuẩn bị và trao cho nhà gái trong đám hỏi. Đây được xem là thông điệp của cho sự mở đầu chính thức mối quan hệ giữa hai họ. Mâm quả cưới cũng thay lời xin phép ông bà tổ tiên công nhận và chứng giám cặp uyên ương trở thành vợ chồng và chỉ còn chờ ngày tổ chức lễ cưới để ăn mừng.
Mâm quả cưới được chuẩn bị chu đáo, trang trọng cũng ngụ ý bày tỏ tấm chân thành, sự biết ơn về công lao sinh thành, dưỡng dục cô dâu của họ nhà gái.
2.Ý nghĩa mâm quả cưới có khác nhau giữa các vùng miền?
Tùy theo từng vùng miền mà số lượng mâm quả và các lễ vật cụ thể sẽ có sự khác nhau ít nhiều.
Để chuẩn bị mâm quả cưới, cần xem xét từ số lượng mâm quả, các lễ vật cụ thể trong từng mâm quả. Có những mâm quả bắt buộc phải có, không thể thay thế được. Có những mâm quả là để bổ sung tăng thêm số lượng cho bộ mâm quả quy mô và trang trọng hơn, do đó có thể có hoặc không.
-Về số lượng:
+Mâm quả cưới của người miền Bắc thường theo con số lẻ vì họ quan niệm đây là số dương, tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển. Theo đó mâm quả phổ biến là 5, 7 hoặc 9 mâm.
+Mâm quả cưới của người miền Nam ngược lại, thường sử dụng số chẵn, phổ biến là 6 hoặc 8 mâm, nhưng cũng có đám cưới sử dụng 4 hoặc 10 mâm. Họ quan niệm số chẵn là có cặp có đôi, thể hiện sự may mắn, tốt đẹp.
+Với người miền Trung, mâm quả thường là 5 hoặc 6 mâm.
-Về lễ vật:
+Mâm trầu cau: Đây là mâm quả quan trọng nhất, không thể thiếu được với cả 3 miền. Dân gian vẫn quan niệm “Miếng trầu là đầu câu chuyện’ và mâm quả này như một lời mở đầu chính thức cho mối quan hệ mới, hai họ nhận dâu – rể và nhận thông gia. Cho dù là lễ hỏi hay lễ rước dâu đều có trầu cau.
+Trà rượu cũng xuất hiện trong mâm quả ở cả 3 miền. Trong các dịp trọng đại người Việt đều không thể thiếu trà và rượu. Mâm quả này ngụ ý dâng lên ông bà tổ tiên để chứng giám cho cặp đôi, xin phép được đám cưới diễn ra. Tuy nhiên người miền Nam còn có thêm cặp nến hay còn gọi là đèn cầy khắc hình long phụng.
Ngoài hai mâm quả trên thì tùy vùng miền còn có thêm các mâm quả cưới khác như mâm trái cây, mâm bánh (bánh su sê, bánh cốm, bánh kem,…), mâm tiền nạp cheo (tiền thách cưới)
Các lễ vật thì tùy theo nhu cầu để trang trí sao cho đẹp mắt. Thông thường sẽ dán hình chữ Hỷ lên lễ vật như quả cau, bánh trái,… với ngụ ý về sự may mắn, tốt đẹp, vui vẻ. Mỗi mâm quả đều đặt trong các khay rất đẹp mắt, có thể sơn son thếp vàng, có khăn nhiễu phủ.
Có thể nói tùy từng gia đình mà mâm quả ngày cưới sẽ nhiều hay ít, to hay nhỏ, đắt hay rẻ, trang trí cầu kỳ hay giản dị, tự chuẩn bị hay đặt từ dịch vụ cưới hỏi trọn gói,… Tuy nhiên ý nghĩa của mâm quả cưới nói chung đều hướng những điều tốt lành, sự tôn trọng giữa hai bên thông gia, niềm mong cầu cầu chúc những điều may mắn, tốt đẹp, hạnh phúc bền lâu dành cô dâu chú rể.
Chính vì ý nghĩa thiêng liêng và tốt đẹp của mâm quả cưới nên đây được xem là phần không thể thiếu đối với bất cứ đám cưới nào, ở bất kỳ vùng miền nào.